Nếu không có gì thay đổi, ông Nghĩa sẽ bị công an trại giam An Điềm (Quảng Nam) áp giải lên xe đưa về nhà riêng tại Hải Phòng để ‘bàn giao’ cho địa phương.
Theo bản án được tuyên vào năm 2009, nhà văn 65 tuổi này sẽ tiếp tục bị án quản chế 3 năm tại địa phương, một hình thức giam lỏng tại gia, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Nhà dân chủ tiên phong
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được xem là một trong những gương mặt tiên phong của Phong trào Dân chủ Việt Nam. Ông cũng là thành viên ban điều hành của khối 8406 - một tổ chức chính trị được thành lập vào năm 2006 góp phần mở ra những vận hội lớn đối với cuộc đấu tranh đòi tự do, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sinh năm 1949, trong một gia đình được cho là có nhiều ‘truyền thống cách mạng’ tại Nghệ An. Từ năm 1967 - 1970, ông được đưa đi học ngành cơ khí tại Tiệp Khắc.
Trong thời gian này, các cuộc cải cách Mùa xuân Praha bùng nổ dưới chế độ cộng sản Tiệp Khắc đã dẫn đến những thay đổi lớn đối với ông, một người trước đó luôn tin vào chủ nghĩa cộng sản.
Sau khi về nuớc, ông làm vịệc cho một nhà máy cơ khí tại Hải Phòng và bắt đầu viết văn. Ngọn lửa đấu tranh vẫn tiếp tục cháy bỏng trong trái tim của người nhà văn đa cảm.
Nhiều tác phẩm văn xuôi, thơ của ông đã đuợc xuất bản trong nước và được độc giả đón đọc. Nổi tiếng nhất là truyện ngắn "Hai Nửa Vỡ" và loạt bài phóng sự về người Việt lao động ở nuớc ngoài.
Không lâu sau, các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị cho là ‘nhạy cảm’ nên bị ngưng đăng tải.
Từ năm 2000, ông bắt đầu cuộc hành trình mới trên con đường đấu tranh, ông gửi các bài viết thể hiện quan điểm chính trị trên trang Talawas.
Năm 2006, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa chínhh thức công khai tuyên bố tham gia vào cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
Năm 2007, giữa lúc các cuộc đàn áp ngày càng gia tăng nhắm vào những người bất đồng chính kiến, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bất chấp nguy hiểm đã chính thức tham gia vào ban điều hành khối 8406 đại diện cho miền Bắc.
Kiên cường trước bạo quyền
Các năm 2007, 2008 là giai đoạn mà Phong trào Dân chủ Việt Nam bị đàn áp khốc liệt sau sự ra đời của khối 8406.
Hàng loạt những người đấu tranh bị đàn áp, bắt bớ trong giai đoạn này. Điển hình là vụ bắt Linh Mục Nguyễn Văn Lý (người sáng lập và thành viên Ban điều hành khối 8406), các ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân... Đặc biệt là vụ mất tích bí ẩn của nhà họat động công đoàn Lê Trí Tuệ.
Hàng chục người đấu tranh khác tiếp tục bị lực lượng công an truy lùng và quản thúc tại nhà riêng.
Trong thời điểm này, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã phải đối mặt với những nguy hiểm lớn nhất trong cuộc đời. Cán bộ tổng cục tình báo quân đội (tổng cục 2) trực tiếp đến nhà riêng để đe dọa ông, họ nhắc lại vụ tai nạn bí ẩn nhắm vào nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ nhằm khiến ông khiếp sợ phải từ bỏ con đường đấu tranh.
Dù vậy, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn tiếp tục tỏ ra kiên cường và bất khuất trước bạo quyền. Tên tuổi của ông liên tục được truyền thông nhắc đến bởi những hoạt động hết sức dũng cảm và hiệu quả, cùng với hai người cộng sự khác tại Hải Phòng là nhà đối kháng Vũ Cao Quận và cô Phạm Thanh Nghiên.
Tháng 6 năm 2008, ba nhà hoạt động này đã viết đơn yêu cầu UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức cuộc biểu tình đòi hỏi chính phủ có biện pháp đẩy lùi lạm phát, cải thiện kinh tế vốn đang bị khủng hoảng.
Tất nhiên, yêu cầu này không được chấp thuận. Họ tiếp tục khiếu nại và khởi kiện. Việc làm này được đánh giá là một “sáng kiến táo bạo chưa từng có” vào giai đoạn đó.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa không chỉ viết, mà ông còn là một người hành động. Ông xuất hiện trong hầu hết các hoạt động đường phố, đặc biệt là các cuộc biểu tình chống Trung cộng. Ông từng có mặt trong cuộc biểu tình yêu nuớc đầu tiên truớc đại sứ quán Trung cộng ngày 9 tháng 12 năm 2007.
Tháng 4 năm 2008 ông bi đánh và bị giam giữ trái phép nhiều ngày chỉ vì tham gia biểu tình ôn hòa chống Trung cộng rước đuốc Olympic qua lãnh thổ Việt Nam.
Người tù bất khuất
Ngày 11 tháng 9 năm 2008, ông bị bắt trong đợt đàn áp dữ dội nhắm vào giới đối laajo Việt Nam, cùng bị bắt với ông có nhiều nhà họat động nhân quyền khác như: Phạm Văn Trội, Phạm Thanh Nghiên, Vũ Hùng, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Ngô Quỳnh, Nguyễn Kim Nhàn, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Túc.
Tất cả những nhà hoạt động này sau đó đều bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nuớc CHXHCNVN” với những mức án tù nặng nề.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị án nặng nhất với mức án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Ông đã trải qua nhiều nhà tù với các lần bị biệt giam, bị kỷ luật vì những đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho tù nhân.
Trong thời gian bị giam ở trại 6, Nghệ An, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã phải trải qua một ca phẫu thuật trong bệnh viện. Cai tù đã trả thù ông bằng cách xiềng chân, xích tay ông khi ông vừa rời bàn mổ. Nhà văn đã phải tuyên bố chọn cái chết để phản đối hành vi vô nhân đạo này và cũng là để bảo vệ khí tiết của một trí thức yêu nước. Cán bộ trại giam sau đó đã buộc chấm dứt việc cùm chân ông trên giường bệnh.
Sau đó, bất chấp bị đe dọa, ông đã dũng cảm báo tin cho gia đình biết việc blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải tuyệt thực trong tù. Hành động này đã khiến ông bị công an trả thù, đánh đập, rồi bị chuyển đến một nhà tù xa hơn là trại An Điềm - Quảng Nam.
Trở về trong chiến thắng
Sau hơn 6 năm chịu cảnh tù đày khắc nghiệt, sức khỏe của nhà văn 65 tuổi này đã ngày càng trở nên kiệt quệ.
Bên ngoài, gia đình ông liên tục bị công an đàn áp, trả thù. Hồi tháng 4/2014, con trai ông Nghĩa là anh Nguyễn Thanh Thuỷ đã bị cấm xuất cảnh sang Mỹ mà không có lý do.
Vì sự can đảm và những đóng góp lớn lao cho phong trào dân chủ Việt Nam, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã được trao nhiều giải thưởng cao quý của quốc tế như:
- Năm 2011, ông được trao giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức Human Rights Watch.
- Năm 2013, Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập (ICPC) tại Hongkong trao giải thưởng 'Ngòi bút Can đảm Lưu Hiểu Ba'.
Hôm nay, ngày 11 tháng 9, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ trở về sau 6 năm bị đầy đọa qua nhiều nhà tù từ suốt miền Bắc tới miền Trung. Ông đã già đi 6 tuổi và sức khỏe cũng đã xấu đi rất nhiều.
Chắc chắn một điều, dù phải đối mặt vơi hình thức giam lỏng tại nhà 3 năm nữa thì với tinh thần bất khuất, ông sẽ tiếp tục đóng góp cho công cuộc tháo gỡ độc tài và thiết lập dân chủ cho Tổ quốc Việt Nam.
Danlambao xin được chúc mừng sợ trở về trong chiến thắng về của người tù bất khuất Nguyễn Xuân Nghĩa.
Danlambao
Theo bản án được tuyên vào năm 2009, nhà văn 65 tuổi này sẽ tiếp tục bị án quản chế 3 năm tại địa phương, một hình thức giam lỏng tại gia, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Nhà dân chủ tiên phong
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa |
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sinh năm 1949, trong một gia đình được cho là có nhiều ‘truyền thống cách mạng’ tại Nghệ An. Từ năm 1967 - 1970, ông được đưa đi học ngành cơ khí tại Tiệp Khắc.
Trong thời gian này, các cuộc cải cách Mùa xuân Praha bùng nổ dưới chế độ cộng sản Tiệp Khắc đã dẫn đến những thay đổi lớn đối với ông, một người trước đó luôn tin vào chủ nghĩa cộng sản.
Sau khi về nuớc, ông làm vịệc cho một nhà máy cơ khí tại Hải Phòng và bắt đầu viết văn. Ngọn lửa đấu tranh vẫn tiếp tục cháy bỏng trong trái tim của người nhà văn đa cảm.
Nhiều tác phẩm văn xuôi, thơ của ông đã đuợc xuất bản trong nước và được độc giả đón đọc. Nổi tiếng nhất là truyện ngắn "Hai Nửa Vỡ" và loạt bài phóng sự về người Việt lao động ở nuớc ngoài.
Không lâu sau, các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị cho là ‘nhạy cảm’ nên bị ngưng đăng tải.
Từ năm 2000, ông bắt đầu cuộc hành trình mới trên con đường đấu tranh, ông gửi các bài viết thể hiện quan điểm chính trị trên trang Talawas.
Năm 2006, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa chínhh thức công khai tuyên bố tham gia vào cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
Năm 2007, giữa lúc các cuộc đàn áp ngày càng gia tăng nhắm vào những người bất đồng chính kiến, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bất chấp nguy hiểm đã chính thức tham gia vào ban điều hành khối 8406 đại diện cho miền Bắc.
Kiên cường trước bạo quyền
Các năm 2007, 2008 là giai đoạn mà Phong trào Dân chủ Việt Nam bị đàn áp khốc liệt sau sự ra đời của khối 8406.
Hàng loạt những người đấu tranh bị đàn áp, bắt bớ trong giai đoạn này. Điển hình là vụ bắt Linh Mục Nguyễn Văn Lý (người sáng lập và thành viên Ban điều hành khối 8406), các ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân... Đặc biệt là vụ mất tích bí ẩn của nhà họat động công đoàn Lê Trí Tuệ.
Hàng chục người đấu tranh khác tiếp tục bị lực lượng công an truy lùng và quản thúc tại nhà riêng.
Trong thời điểm này, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã phải đối mặt với những nguy hiểm lớn nhất trong cuộc đời. Cán bộ tổng cục tình báo quân đội (tổng cục 2) trực tiếp đến nhà riêng để đe dọa ông, họ nhắc lại vụ tai nạn bí ẩn nhắm vào nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ nhằm khiến ông khiếp sợ phải từ bỏ con đường đấu tranh.
Dù vậy, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn tiếp tục tỏ ra kiên cường và bất khuất trước bạo quyền. Tên tuổi của ông liên tục được truyền thông nhắc đến bởi những hoạt động hết sức dũng cảm và hiệu quả, cùng với hai người cộng sự khác tại Hải Phòng là nhà đối kháng Vũ Cao Quận và cô Phạm Thanh Nghiên.
Khẩu hiệu do nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cùng những người bạn treo tại cầu vượt Lạch Tray - Hải Phòng hôm 16/8/2008.
Tháng 6 năm 2008, ba nhà hoạt động này đã viết đơn yêu cầu UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức cuộc biểu tình đòi hỏi chính phủ có biện pháp đẩy lùi lạm phát, cải thiện kinh tế vốn đang bị khủng hoảng.
Tất nhiên, yêu cầu này không được chấp thuận. Họ tiếp tục khiếu nại và khởi kiện. Việc làm này được đánh giá là một “sáng kiến táo bạo chưa từng có” vào giai đoạn đó.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa không chỉ viết, mà ông còn là một người hành động. Ông xuất hiện trong hầu hết các hoạt động đường phố, đặc biệt là các cuộc biểu tình chống Trung cộng. Ông từng có mặt trong cuộc biểu tình yêu nuớc đầu tiên truớc đại sứ quán Trung cộng ngày 9 tháng 12 năm 2007.
Tháng 4 năm 2008 ông bi đánh và bị giam giữ trái phép nhiều ngày chỉ vì tham gia biểu tình ôn hòa chống Trung cộng rước đuốc Olympic qua lãnh thổ Việt Nam.
Người tù bất khuất
Ngày 11 tháng 9 năm 2008, ông bị bắt trong đợt đàn áp dữ dội nhắm vào giới đối laajo Việt Nam, cùng bị bắt với ông có nhiều nhà họat động nhân quyền khác như: Phạm Văn Trội, Phạm Thanh Nghiên, Vũ Hùng, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Ngô Quỳnh, Nguyễn Kim Nhàn, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Túc.
Tất cả những nhà hoạt động này sau đó đều bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nuớc CHXHCNVN” với những mức án tù nặng nề.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị án nặng nhất với mức án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Ông đã trải qua nhiều nhà tù với các lần bị biệt giam, bị kỷ luật vì những đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho tù nhân.
Trong thời gian bị giam ở trại 6, Nghệ An, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã phải trải qua một ca phẫu thuật trong bệnh viện. Cai tù đã trả thù ông bằng cách xiềng chân, xích tay ông khi ông vừa rời bàn mổ. Nhà văn đã phải tuyên bố chọn cái chết để phản đối hành vi vô nhân đạo này và cũng là để bảo vệ khí tiết của một trí thức yêu nước. Cán bộ trại giam sau đó đã buộc chấm dứt việc cùm chân ông trên giường bệnh.
Sau đó, bất chấp bị đe dọa, ông đã dũng cảm báo tin cho gia đình biết việc blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải tuyệt thực trong tù. Hành động này đã khiến ông bị công an trả thù, đánh đập, rồi bị chuyển đến một nhà tù xa hơn là trại An Điềm - Quảng Nam.
Trở về trong chiến thắng
Sau hơn 6 năm chịu cảnh tù đày khắc nghiệt, sức khỏe của nhà văn 65 tuổi này đã ngày càng trở nên kiệt quệ.
Bên ngoài, gia đình ông liên tục bị công an đàn áp, trả thù. Hồi tháng 4/2014, con trai ông Nghĩa là anh Nguyễn Thanh Thuỷ đã bị cấm xuất cảnh sang Mỹ mà không có lý do.
Vì sự can đảm và những đóng góp lớn lao cho phong trào dân chủ Việt Nam, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã được trao nhiều giải thưởng cao quý của quốc tế như:
- Năm 2011, ông được trao giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức Human Rights Watch.
- Năm 2013, Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập (ICPC) tại Hongkong trao giải thưởng 'Ngòi bút Can đảm Lưu Hiểu Ba'.
Hôm nay, ngày 11 tháng 9, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ trở về sau 6 năm bị đầy đọa qua nhiều nhà tù từ suốt miền Bắc tới miền Trung. Ông đã già đi 6 tuổi và sức khỏe cũng đã xấu đi rất nhiều.
Chắc chắn một điều, dù phải đối mặt vơi hình thức giam lỏng tại nhà 3 năm nữa thì với tinh thần bất khuất, ông sẽ tiếp tục đóng góp cho công cuộc tháo gỡ độc tài và thiết lập dân chủ cho Tổ quốc Việt Nam.
Danlambao xin được chúc mừng sợ trở về trong chiến thắng về của người tù bất khuất Nguyễn Xuân Nghĩa.
Danlambao